5 phương án lựa chọn thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp

Việc xác định thị trường mục tiêu là hoạt động quan trọng trong marketing và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. 5 phương án lựa chọn thị trường mục tiêu là gì? Bài viết dưới đây chúng ta cùng đi tìm câu trả lời!

5 phương án lựa chọn thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu(target market): là sự phân đoạn khách hàng vào những nhóm nhất định sao cho phù hợp với hướng đi của doanh nghiệp. Tức là, thị trường mục tiêu là phần thị trường trong đó tồn tại tất cả các khách hàng tiềm năng của một doanh nghiệp và doanh nghiệp phải thực hiện các chiến lược để thu hút và đáp ứng được nhu cầu mong muốn của khách hàng trong phần thị trường này để họ trở thành những khách hàng trung thành của mình.

Lực chọn thị trường mục tiêu
Lực chọn thị trường mục tiêu

Xem thêm: Chọn vợt cầu lông

Các thị trường mục tiêu là những nhóm người được chia ra bởi các phân khúc thị trường phân biệt và có thể nhìn thấy rõ như:

  • Địa lý – địa chỉ (đất nước, địa điểm, khí hậu của thị trường mục tiêu).
  • Sự phân khúc về kinh tế xã hội và nhân khẩu học (tuổi tác, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, quy mô hộ gia đình, trình độ giáo dục, vị trí trong vòng đời của gia đình).
  • Sự phân khúc về tâm lý tiêu dùng (thái độ giống nhau, giá trị,lối sống).
  • Sự phân khúc về hành vi tiêu dùng (dịp mua, mức độ trung thành, mức sử dụng, lợi ích khi mua hàng).
  • Sự phân khúc liên quan đến sản phẩm (mối quan hệ đối với một sản phẩm nào đó)

Lựa chọn phân khúc ít cạnh tranh nhất để kinh doanh 

Sau khi phân đoạn thị trường, công ty chọn thị trường ít cạnh tranh nhất và nhập vào thị trường đối với sản phẩm có lợi nhất.

  • Thị trường kém cạnh tranh là những phân khúc thị trường mà các đối thủ cạnh tranh mạnh đã bỏ qua hoặc không sở hữu. Bạn sẽ được hưởng lợi thế là người tiên phong trong lĩnh vực, đi đầu xu hướng.
  • Sản phẩm có lợi nhất là sản phẩm mang lại lợi ích cho khách hàng và công ty nhiều nhất cho  thị trường này.

Xác định thị trường theo thế mạnh của doanh nghiệp

Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu rõ về mình, về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt. Mẫu phân tích SWOT là một công cụ rất hiệu quả để thực hiện công việc này.

Đối tượng khách hàng mục tiêu
Đối tượng khách hàng mục tiêu

Xem thêm: Chọn gạch lát nền

Lựa chọn thị trường mục tiêu chuyên môn hóa theo sản phẩm

Các công ty sẽ chọn những sản phẩm phổ biến và cung cấp cho tất cả các phân khúc thị trường. Nguyên tắc này sẽ phù hợp với những sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng sử dụng với nhiều đặc điểm khác nhau.

Chuyên môn hóa theo phân đoạn thị trường

Các công ty lựa chọn một phân khúc thị trường thích hợp để đưa ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. Nghiên cứu kỹ lưỡng ý tưởng của một nhóm khách hàng sẽ giúp các nhà tiếp thị đưa ra các giải pháp sản phẩm / dịch vụ và truyền thông quảng cáo phù hợp để tấn công thị trường đó.

Lựa chọn theo phương thức phủ sóng toàn thị trường

Điều này đòi hỏi các công ty phải có tiềm lực tài chính, nhân lực, sản phẩm / dịch vụ và hệ thống phân phối vững chắc thì mới có thể thực hiện được.

Vai trò của việc xác định thị trường mục tiêu 

Thị trường mục tiêu giúp kiểm soát kỳ vọng dễ dàng hơn

Thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp mang đến cho khách hàng một kết quả khả thi và đáp ứng đúng mong đợi của họ. Sản phẩm có thể được giới thiệu với những lợi ích chính xác trong tương lai, điều đó sẽ đem tới hiệu quả cao hơn bạn tưởng.

Nó giúp hạn chế tình trạng khách hàng có những kỳ vọng thiếu thực tế với sản phẩm/ dịch vụ và giúp doanh nghiệp cũng sở hữu được nhóm khách hàng thực sự hài lòng với sản phẩm/ dịch vụ của mình và sẵn sàng quay lại vào những lần sau.

hị trường mục tiêu nâng cao hiệu quả quảng cáo

Hiển nhiên, việc biết rõ khách hàng tiềm năng và gom họ thành thị trường mục tiêu tạo cho việc quảng cáo trở nên dễ dàng hơn rất nhiều lần. Nắm được thông tin về thị trường mục tiêu, tức là thấu hiểu hành vi khách hàng, họ thích đọc báo hay tạp chí, họ thích xem tivi hay xem trên máy tính, họ thích giải trí bằng hình thức nào, họ sử dụng mạng xã hội nào thường xuyên, và quan trọng hơn, yếu tố chính khiến họ đưa ra quyết định mua hàng là gì.

Bằng tất cả các kết quả tìm kiếm, nghiên cứu đó, bạn hoàn toàn có thể tạo nên một thông điệp phù hợp, dễ hiểu và dễ ghi nhớ đối với thị trường.

Con đường tốt nhất để hoàn thiện sản phẩm

Là người sản xuất, bạn luôn mong muốn cải thiện các sản phẩm/ dịch vụ của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Nhưng làm bằng cách nào nếu bạn chưa biết chính xác họ là ai? Một khi thị trường mục tiêu được xác định một cách cụ thể, chi tiết, người sản xuất có thể xác định được các tính năng, tiện ích bổ sung khách hàng mong muốn và phát triển sản phẩm theo hướng đó.

Bên trên là một số ví dụ về việc lựa chọn thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp. Ngoài 5 nguyên tắc lựa chọn thị trường mục tiêu và tiềm năng kinh doanh nêu trên, hãy nhớ xem xét thêm các đặc điểm thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Chúc bạn may mắn với chiến lược tiếp thị của bạn!

Rate this post