Có thể thấy, mô hình siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi đã xuất hiện tại Việt Nam từ lâu. Tuy nhiên, có rất người không hiểu rõ và thường bị nhầm lẫn giữa hai loại hình này. Để bạn có thể trả lời câu hỏi nên mua hàng tại siêu thị mini hay cửa hàng tiện lợi, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ sự khác biệt giữa 2 mô hình này.
Siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi” soán ngôi” kênh mua sắm truyền thống
Theo một số tin tức khảo sát, những kênh mua sắm hiện đại trong quý IV/2017 đã tăng tốc và vượt qua những kênh mua sắm truyền thống. Năm 2018, thị trường này được kỳ vọng sẽ sôi động hơn với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu mới cùng những mô hình mua sắm mới.
>>>>Xem thêm: Top những siêu thị lớn nhất TP. HCM
Điểm qua có thể thấy rằng,chỉ riêng hệ thống Vinmart đã có quy mô 65 siêu thị và hơn 1.000 cửa hàng tiện lợi tại 26 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện nay, hệ thống VinMart đã phát triển đa dạng. Những siêu thị diện tích lớn, tập trung ở những trung tâm mua sắm hiện đại, giao thông thuận lợi và chuỗi cửa hàng tiện lợi, phân bổ giữa các khu dân cư đông đúc.
Bên cạnh đó, thị trường gần đây cũng có sự xuất hiện của chuỗi cửa hàng Bách hóa Xanh từ vùng ven đến thành thị. Đến nay, hệ thống những cửa hàng này đã có 321 cửa hàng .Cùng với sự phát triển của mô hình mua sắm mới này, nhóm hàng tiêu dùng nhanh cũng trở nên phong phú hơn với nhiều thương hiệu mới.
Sự khác biệt giữa siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi
Hàng hóa
Hệ thống siêu thị mini cung cấp những loại hàng hóa chủ đạo như thực phẩm: thịt cá, rau củ, sữa và một số loại hàng hóa gia dụng thiết yếu như chất tẩy rửa, dầu ăn.. Siêu thị mini có mô hình tương đồng với siêu thị thông thường nhưng quy mô nhỏ hơn rất nhiều. Trung bình một siêu thị mini có diện tích trên dưới 200m².
Với cửa hàng tiện lợi lại chuyên cung cấp các mặt hàng mang tính “tiện lợi” hơn, có thể sử dụng đượcluôn như thực phẩm chế biến sẵn , những sản phẩm đồ hộp, nước giải khát, bia rượu, thuốc lá, dược phẩm (không kê toa), hóa mỹ phẩm,… Diện tích của một cửa hàng tiện lợi khoảng từ 50 – 200m². Cô Thu Trang, giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Nha Trang chia sẻ: “Tôi thường lựa chọn cửa hàng tiện lợi vì các mặt hàng tôi cần đều sẵn có ở đây và rất dễ dàng tìm kiếm”.
Dịch vụ
Có thể thấy, một số tiện ích không có ở siêu thị mini, mà chỉ có ở những cửa hàng tiện lợi là thanh toán hóa đơn như điện, nước, điện thoại, thẻ điện thoại, dược phẩm,..
Ở những quốc gia phát triển như Mỹ, Châu Âu, sự khác biệt lớn nhất giữa siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi nằm ở dịch vụ bán xăng . Theo một số tin tức thống kê, 80% cửa hàng tiện lợi cung cấp dịch vụ xăng dầu và 80% doanh thu bán xăng hàng năm tại Mỹ là đến từ các cửa hàng tiện lợi.
Chủ sở hữu
Hầu hết những cửa hàng tiện lợi sở hữu bởi các người chủ độc lập có tên gọi riêng, hoặc nhận nhượng quyền – franchise từ một chuỗi cửa hàng tiện lợi đã có tên tuổi. Có thể kể đến một số chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn tại Việt Nam như Circle K, Shop&Go, FamilyMart, B’s Mart, sắp tới là 7-Eleven…
Với siêu thị mini, đa số siêu thị mini nằm trong cùng một hệ thống, được sở hữu bởi một doanh nghiệp, thường là những người sở hữu những siêu thị lớn, hoặc những nhà sản xuất thực phẩm lớn trên thị trường. Chẳng hạn như Co.op Food, Satra Foods, Hapro food,..
Bên cạnh đó thì giờ giấc hoạt động cũng có sự khác biệt. Cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/24h tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ, còn siêu thị mini thường chỉ mở cửa từ sáng đến tối, ngày lễ đôi khi đóng cửa.