Bảng mã vạch các nước trên thế giới – Thông tin tra cứu mã vạch

Để có thể nhận biết được nguồn gốc, xuất xứ hay nước sản xuất của từng sản phẩm trên thị trường, chỉ có cách duy nhất là xác định mã số mã vạch được dán trên bao bì của mỗi mặt hàng. Vậy bảng mã vạch các nước là bao nhiêu sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Bảng mã vạch các nước trên thế giới

Mã vạch là gì?

Mã vạch (Barcode) theo định nghĩa là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một lọai ký hiệu gọi là ký mã vạch (Barcode symbology). Ký mã vạch hay gọi tắt cũng là mã vạch, là 1 ký hiệu tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số. Sự thay đổi trong độ rộng của vạch và khoảng trắng biểu diễn thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy có thể đọc được.

Mã vạch là gì?
Mã vạch là gì?

Tìm hiểu thêm: Mã vạch của Đức

Mã số mã vạch được thu nhận bằng một máy quét mã vạch, là một máy thu nhận hình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thông tin chứa trong mã vạch đến máy tính hay các thiết bị cần thông tin này. Nó thường có một nguồn sáng kèm theo thấu kính, để hội tụ ánh sáng lên mã vạch, rồi thu ánh sáng phản xạ về một cảm quang chuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện. Ngoài ra, nhiều máy quét mã vạch còn có thêm mạch điện tử xử lý tín hiệu thu được từ cảm quang để chuyển thành tín hiệu phù hợp cho kết nối với máy tính.

Cấu trúc mã vạch các nước

Mã vạch thường thấy trên các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam thông thường thuộc loại UPC gồm 13 con số, được chia thành 4 phần như sau:

– 3 con số đầu tiên là mã số quốc gia. Có nghĩa là 3 số này biểu thị cho người dùng biết về quốc gia sản xuất ra sản phẩm. Mã số này được cấp bởi Tổ chức quản lý mã vạch quốc tế.

– 5 con số tiếp theo là mã số doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp kinh doanh đều bắt buộc đăng ký kinh doanh. Tương tự mã số của doanh nghiệp cũng được cung cấp theo hình thức như vậy khi đăng ký tại Tổ chức GS1 Việt Nam.

– 4 con số tiếp theo là mã số hàng hóa. Mỗi mặt hàng sẽ được quy định một mã số riêng.

– Con số cuối cùng được gọi là mã kiểm tra.

=> Khi muốn biết hàng hóa được xuất xứ từ đâu, bạn chỉ cần nhìn vào 3 con số đầu tiên sẽ rõ.

Mã vạch các nước phổ biến thường gặp:

  • 000 – 019 GS1 Mỹ (United States) USA
  • 030 – 039 GS1 Mỹ (United States)
  • 050 – 059 Coupons
  • 060 – 139 GS1 Mỹ (United States)
  • 300 – 379 GS1 Pháp (France)
  • 400 – 440 GS1 Đức (Germany)
  • 450 – 459 và 490 – 499 GS1 Nhật Bản
  • 690 – 695 GS1 Trung Quốc
  • 760 – 769 GS1 Thụy Sĩ
  • 880 GS1 Hàn Quốc
  • 885 GS1 Thái Lan (Thailand)
  • 893 GS1 Việt Nam
  • 930 – 939 GS1 Úc (Australia)

Bảng mã vạch các nước:

Bảng mã vạch các nước trên thế giới
Bảng mã vạch các nước trên thế giới

Tìm hiểu thêm: Mã vạch 888 là của nước nào?

Danh sách các mã số GS1 chưa được đăng ký

Danh mục các mã số dành cho những nước hiện chưa đăng ký vào GS1 sử dụng về sau này. Các bạn có thể tham khảo thêm mã vạch dùng cho hàng hóa các nước trên thế giới chưa được đăng ký ở dưới đây:

  • 140 – 199
  • 381, 382, 384, 386 & 388
  • 390 – 399
  • 441 – 449
  • 472, 473 & 483
  • 510 – 519
  • 521 – 527
  • 532 – 534 & 536 – 538
  • 550 – 559
  • 561 – 568
  • 580 – 589
  • 591 – 593 & 595 – 598
  • 602 & 604 – 607
  • 610, 612, 614, 617, 620 & 623
  • 630 – 639
  • 650 – 689
  • 696 – 699
  • 710 – 728
  • 747 – 749
  • 751 – 753 & 756 – 758
  • 771, 772, 774, 776 & 778
  • 781 – 783, 785, 787 & 788
  • 791 – 799
  • 851 – 857
  • 861 – 864 & 866
  • 881 – 883, 886, 887 & 889
  • 891, 892, 894, 895, 897 & 898
  • 920 – 929
  • 951 – 954, 956 & 957
  • 959 – 976
  • 983 – 989

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn bảng mã vạch các nước trên thế giới phổ biến hiện nay. Với các mã số mã vạch các nước như trên, khách hàng có thể kiểm tra, check được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Rate this post